Túi mua sắm của bạn
- Không có sản phẩm trong giỏ hàng
Tạm tính:
VND0
Phương pháp được dựa trên
Mỗi phương pháp can thiệp chế độ ăn uống và dinh dưỡng được chúng tôi chọn lựa dựa trên các bằng chứng từ nghiên cứu khoa học uy tín và mới nhất (evidene-based practice) gồm: Meta-analysis, Systematic review và RCT-Randomized control trials từ viện nghiên cứu dinh dưỡng tại Hà Lan - Voedingcentrum và cơ sở dữ liệu y khoa Pubmed.
Tại Quý Somsen Lab, tôi mang những nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất về dinh dưỡng đến gần hơn với người Việt Nam. Là một thạc sĩ, nhà dinh dưỡng học và nhà vật lý trị liệu, tôi không ngừng cập nhật những phát hiện khoa học mới nhất liên quan đến dinh dưỡng, kiểm soát sự thèm ăn, stress và giấc ngủ từ các nhóm nghiên cứu hàng đầu trên toàn thế giới. Sau đó, tôi tóm tắt và điều chỉnh chúng thành những gợi ý đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với lối sống của người Việt Nam để bạn có thể áp dụng dễ dàng vào cuộc sống hàng ngày.
Tất cả các nội dung này đều được liệt kê bên dưới và trích dẫn từ các nguồn nghiên cứu uy tín.
Hàng nghìn bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên, y tá và các chuyên gia khác tại Hà Lan đã và đang sử dụng những kiến thức này trong quy trình chữa bệnh của họ, để đảm bảo rằng bệnh nhân và khách hàng luôn được điều trị và tiếp cận được với khoa học mới.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bất kỳ nội dung nào tôi chia sẻ – tất cả đều miễn phí, minh bạch và công khai.
Tại sao chúng ta cần học cách kiểm soát sự thèm ăn, căng thẳng và giấc ngủ?
Sự thèm ăn tinh bột và đường, đặc biệt là từ các loại thực phẩm chế biến sẵn, thường là dấu hiệu của sự mất cân bằng hormone, chẳng hạn như insulin, ghrelin, và leptin. Khi tiêu thụ quá nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn, chúng ta sẽ kích hoạt một “vòng lặp dopamine” trong não, khiến cơ thể liên tục khao khát những thực phẩm này để cảm thấy thoải mái.
Tác hại của sự thèm ăn không kiểm soát
•Tăng nguy cơ béo phì: Thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường làm tăng kháng insulin, dẫn đến tích tụ mỡ bụng.
•Rối loạn đường huyết: Lượng đường trong máu tăng và giảm thất thường khiến cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng và tăng cảm giác thèm ăn.
•Viêm mạn tính: Đường và thực phẩm chế biến làm tăng viêm, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và não bộ.
Lợi ích của việc giảm thèm ăn tinh bột và đường
•Ổn định đường huyết: Ăn đúng trình tự rau - đạm - tinh bột giúp giảm chỉ số đường huyết và hạn chế cảm giác thèm ăn.
•Cải thiện hormone leptin: Giảm tiêu thụ đường và tinh bột giúp leptin hoạt động hiệu quả hơn, tăng cảm giác no.
•Giảm nguy cơ viêm: Chế độ ăn ít thực phẩm chế biến giúp cơ thể giảm viêm, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Nghiên cứu của Ludwig et al. (2021) trên tạp chí Nutrition & Metabolism đã chỉ ra rằng giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm cân một cách bền vững.
Căng thẳng là một phần tự nhiên trong cuộc sống, và việc duy trì mức độ căng thẳng tối ưu sẽ giúp bạn tỉnh táo và tăng khả năng tập trung. Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính lại là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe. Khi căng thẳng kéo dài, hormone cortisol sẽ tăng cao, làm rối loạn chức năng các hormone khác như Insulin, Ghrelin và Serotonin, ảnh hưởng đến cả sự thèm ăn và tâm trạng.
Tác hại của căng thẳng mãn tính
•Tăng cân vùng bụng: Cortisol cao, tác động tới hoạt động của Insulin, làm tăng tích mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng.
•Thèm ăn thực phẩm giàu năng lượng: Khi căng thẳng, cơ thể thường khao khát đồ ngọt và thực phẩm nhiều calo để đối phó.
•Ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ: Cortisol cao làm giấc ngủ bị gián đoạn, khiến cơ thể khó phục hồi năng lượng.
Lợi ích của việc kiểm soát căng thẳng
•Cải thiện chức năng não bộ: Cân bằng cortisol giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.
•Giảm thèm ăn do căng thẳng: Khi kiểm soát căng thẳng tốt, hormone dopamine và serotonin được cân bằng, giảm cảm giác thèm ăn.
•Tăng cường miễn dịch: Căng thẳng thấp giúp cơ thể tăng khả năng đề kháng với bệnh tật.
Theo nghiên cứu của McEwen (2008) đăng trên Nature Reviews Neuroscience, việc áp dụng các phương pháp như thiền định, yoga, hoặc vận động nhẹ giúp giảm cortisol và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Giấc ngủ không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là lúc cơ thể tái tạo và cân bằng hormone. Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hormone Ghrelin, Leptin, và Insulin, làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt và tinh bột.
Tác hại của giấc ngủ kém
•Tăng hormone ghrelin: Thiếu ngủ làm tăng ghrelin, khiến bạn cảm thấy đói hơn bình thường.
•Giảm hormone leptin: Leptin thấp khiến cơ thể không cảm thấy no, dù đã ăn đủ.
•Suy giảm khả năng trao đổi chất: Giấc ngủ kém làm chậm quá trình đốt cháy năng lượng, dễ dẫn đến chững cân hoặc tăng cân.
Lợi ích của việc cải thiện giấc ngủ
•Tối ưu hóa hormone: Ngủ đủ giúp cân bằng ghrelin và leptin, giảm cảm giác thèm ăn.
•Tăng năng lượng: Giấc ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi và tràn đầy năng lượng vào ngày mới.
•Cải thiện tâm trạng: Khi ngủ đủ, cơ thể sản sinh serotonin, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và thư thái hơn.
Theo nghiên cứu của Spiegel et al. (2004) trên Annals of Internal Medicine, ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm giúp giảm cảm giác thèm ăn và duy trì cân nặng lành mạnh.
Phương pháp khoa học
Đặt giả thiết - Thu thập & Chọn lọc dữ liệu
Thử nghiệm lên bản thân trong một tháng
Hãy cùng xem ví dụ về quy trình và biểu đồ phân tích về tác động của việc uống 15 - 30ml giấm hoăch chanh, đến sự thèm ăn mà bạn thấy trong các bài đăng trên instagram của Quý Somsen Lab.
Vài năm trước, tôi đọc được từ Glucose Goddess 10 mẹo kiểm soát tỷ lệ đường huyết, đang rất được quan tâm trên mạng xã hội. Tôi bắt tay vào nghiên cứu xem liệu những mẹo này có thực sự hiểu quả hay nó chỉ mang tính phi khoa học.
Để kiểm chứng về tính khoa học, tôi đã làm các bước sau:
Các phương pháp khoa học khác mà tôi chia sẻ tại Quý Somsen Lab liên quan đến việc kiểm soát sự thèm ăn, stress và giấc ngủ đều được thực hiện nghiên cứu với quy trình tương tự như trên để đảm bảo tính khách quan. Sau đó, tôi đưa vào áp dụng cho quá trình tư vấn cho bệnh nhân ở Hà Lan và các khách hàng đang thực hiện tư vấn sức khoẻ cùng tôi.
Đồng thời tôi cũng chuyển thể thành những bài viết, biểu đồ đơn giản dễ hiểu để chia sẻ trên các trang mạng xã hội giúp cho những quan tâm đến việc cải thiện sức khoẻ có thể áp dụng các phương pháp đơn giản và hiệu quả.
Coming soon in March 2025...
CHƯƠNG TRÌNH 4 TUẦN
Đây là chương trình được biên soạn bởi Quý Somsen dựa trên giáo trình dinh dưỡng tại đaị học khoa học ứng dụng Utrecht và Viện dinh dưỡng quốc gia tại Hà Lan. Trong 4 tuần, bạn sẽ nhận được hướng dẫn các phương pháp can thiệp thói quen ăn uống đơn giản để cải thiện sức khoẻ và kiểm soát sự thèm ăn. Chương trình đang trong giai đoạn thử nghiệm để phù hợp với lối sống của người Việt nên sẽ không thu phí và lượng đăng ký có giới hạn để đảm bảo chất lượng đầu vào và đầu ra.
“
Mỗi thay đổi nhỏ, khi được thực hiện đều đặn, sẽ kiến tạo một sự thay đổi đột phá trong tương lai.
Every small step counts!